Giới thiệu: Hệ thống giàn tập phục hồi chức năng toàn thân - EX100

Hệ thống giàn tập phục hồi chức năng toàn thân  Model : EX 100 Nhập khẩu và phân phối : Công ty TBYT Thiên Hà  Hệ thống EX-100 được thiết kế với nhiều tính năng ưu việt giúp cho việc luyện tập phục hồi chức năng các bộ phận cơ thể đạt hiệu quả cao nhất. Bộ khung của hệ thống EX-100 được làm bằng thép hôp vuông chịu lực, chịu axit ăn mòn cao, sơn tĩnh điện màu trắng theo tiêu chuẩn . Hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế, Hàn quốc. Thực hiện nhiều bài tập PHCN năng khác nhau cho toàn thân như: tập cơ tam đầu đùi, tứ đầu đùi, tập khớp vai, tập khớp tay, quay vai…   Hệ thống bao gồm các bộ phận sau: Bộ tập khớp quay vai:  bao gồm vô lăng với tay nắm để tập khớp vai có thể chỉnh lực cản cho phù hợp bài tập. Bộ ròng rọc kéo tập khớp vai: bao gồm hệ thống giá treo và ròng rọc có hai tay nắm kéo tập khớp vai. Bộ ghế ngồi tập chi dưới: bao gồm ghế ngồi, thanh đòn và tạ tập với trọng lượng khác nhau Bộ tập khớp cổ tay, cẳng tay:  bao gồm bộ nắm tay để tập Bộ thang tập ngón tay : bằng gỗ với nhiều nấc bậc khác nhau để tập ngón tay ====================================== Công ty TM Thiết Bị Y Tế Thiên Hà " Phục Hồi Chức Năng - Vật Lý Trị Liệu " " Cơ, Xương, Khớp & Thần Kinh Cột Sống " TRỊ BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC Niềm tin, VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG Phân Phối Độc Quyền Thiết Bị Y Tế của 1 số Hãng như : TUR / ĐỨC ; OSHIMA/ NHẬT BẢN ; SHENPIX/ NHẬT BẢN; KINETEC/ PHÁP ; TRAUTWEIN / ĐỨC ; SEERSMEDICAL / ANH ;

TUR gần đây đã thiết lập hợp tác 'ProAnimal life'

TUR là thành viên sáng lập của tổ chức hợp tác 'ProAnimal life' được thành lập gần đây, mạng lưới quốc tế về đổi mới phục hồi chức năng cho thú y. Thông qua sức mạnh của các đối tác giàu kinh nghiệm, một loạt các thiết bị, phương pháp và tiêu chuẩn để điều trị các bệnh lý khác nhau ở động vật đã được phát triển. TUR sắp tung ra sóng xung kích cho ngựa và động vật nhỏ, cũng như một dòng điện kích thích đặc biệt để phát triển xương. Các công nghệ này được hỗ trợ bởi các nhà nghiên cứu khoa học và các trường đại học bác sĩ thú y được công nhận trên toàn thế giới. Công Ty Thiết Bị Y Tế Thiên Hà hân hạnh là đối tác và là nhà phân phối độc quyền các trang thiết bị của hãng TUR tại Việt Nam. 

Khi nào cần phục hồi chức năng?

Phục hồi chức năng:  Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe. 1. Phục hồi chức năng là gì? Phục hồi chức năng là một trong 3 thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành y khoa, bao gồm phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Đây là một chuyên ngành trong y học, có chức năng nghiên cứu và ứng dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp tình trạng bệnh lý thuyên giảm hoặc phục hồi lại chức năng một số cơ quan sau điều trị, chữa bệnh. Thông thường, khi bị bệnh hoặc gặp chấn thương, nhiều người vẫn hay nghĩ đến các biện pháp điều trị nhanh khỏi bệnh và tránh gặp nguy hiểm. Thế nhưng họ lại ít nghĩ đến vấn đề duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, làm thế nào để hòa nhập lại với cuộc sống, sống có ích và có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội. Chính vì thế, phục hồi chức năng sẽ là biện pháp nhằm cải thiện và hồi phục các cơ quan, bộ phận gặp vấn đề, trả lại khả năng hoạt động hiệu quả, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh gây liệt, tàn phế. Có thể hiểu đơn giản, phục hồi chức năng là một mảng lớn, kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau từ y học cho đến xã hội học, tâm lý học, kinh tế, giáo dục, hướng nghiệp, giao tiếp,... để hồi phục các bộ phận bị tổn thương, nhằm giúp người bệnh luôn có sức khỏe tốt, sống vui vẻ và có ích cho xã hội. 2. Mục đích của phục hồi chức năng:  Phục hồi chức năng cần thực hiện đi đôi với phòng bệnh và chữa bệnh, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp khác nhau để tác động như vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, cải thiện môi trường sống và sinh hoạt, chọn công việc phù hợp,... Trên thực tế, mục đích chính của biện pháp này là: Hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh phục hồi lại chức năng của các cơ quan, bộ phận tổn thương trong và sau quá trình điều trị, phẫu thuật. Giúp người bệnh thích nghi tốt với môi trường sống, sống tự lập không nhờ sự trợ giúp của người khác, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngăn ngừa và phòng chống tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, sống vui khỏe với gia đình và những người xung quanh. Tác động tích cực vào suy nghĩ của người bệnh, giúp họ có cách nhìn nhận xã hội tốt hơn, tinh thần thoải mái và dễ chịu, hạn chế các dấu hiệu căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống. 3. Các bệnh cần phục hồi chức năng:  Phục hồi chức năng là quá trình thường chỉ áp dụng cho những người có vấn đề về tâm lý, chấn thương thần kinh cột sống – cơ xương khớp, người khuyết tật,... cụ thể như sau: Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa, sai khớp, trật khớp, đau nhức lưng, viêm cột sống chưa dính khớp, vẹo cột sống,... có thể sử dụng máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS để hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng. Người bị đau khớp, viêm khớp, căng cơ, hội chứng ống cổ tay,... sau khi chơi thể thao, lao động nặng nhọc hoặc gặp chấn thương, có thể dùng phương pháp chiếu tia Laser để điều trị. Ngoài ra, một số cách giảm đau khác như chiếu hồng ngoại IR, điện xung, sóng xung kích,... cũng có thể áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể. Người bị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp do tuổi cao hoặc gặp chấn thương,... cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau để điều trị và phục hồi chức năng cơ xương khớp. Trẻ em bị các triệu chứng như chậm nói, nói ngọng, tự kỷ, chậm phát triển trí não, bàn chân bẹt,... có thể áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng. Bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp phục hồi chức năng sau các ca phẫu thuật chấn thương sọ não, thay dây chằng gối, thay khớp, thần kinh cột sống,... Người có tâm lý rối loạn, bị stress do làm việc quá sức, trầm cảm, tự kỷ,... cũng có thể áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng để tinh thần thoải mái và thư giãn hơn. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đau nửa đầu về đêm,... hoặc một số chứng bệnh mãn tính khác trong cơ thể như đái tháo đường, tăng huyết áp,... có thể áp dụng quang trị liệu. 4. Các hình thức phục hồi chức năng:  Trên thực tế, có 3 hình thức chủ yếu để phục hồi chức năng, đó là thực hiện tại phòng khám, tại nhà và trong cộng đồng. Tại mỗi nơi thường có các biện pháp tiến hành khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ kết hợp nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Vật lý trị liệu: Mục đích của biện pháp này là giúp các cơ quan, bộ phận tổn thương có thể phục hồi chức năng bằng cách áp dụng một số kỹ thuật có tác dụng giảm đau, chống sưng và kích thích khả năng tự phục hồi dựa vào quá trình sinh hóa của cơ thể. Vận động trị liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình phòng bệnh – chữa bệnh – phục hồi chức năng. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thực hiện một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc dựa vào một số loại máy móc chuyên dụng để các cơ – xương – khớp phục hồi khả năng hoạt động, tránh bại liệt, tàn phế. Tâm lý trị liệu: Đây là biện pháp giúp người bệnh loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực, lấy lại sự thư giãn, thoải mái, đầu óc tỉnh táo và làm việc có hiệu quả hơn. Việc này sẽ làm quá trình phục hồi chức năng có tỷ lệ thành công cao hơn. Hoạt động trị liệu: Đây là phương pháp nhằm hỗ trợ và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe tốt, có thể tự chăm sóc bản thân, tìm được công việc thích hợp, tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao tốt cho sức khỏe, nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Biện pháp này có thể thực hiện tại nhà hoặc bên ngoài cộng đồng. Ngôn ngữ trị liệu: Là biện pháp giúp người bệnh (trẻ em, người bị tai biến) nói rõ ràng, nói rành mạch nếu gặp tình trạng chậm nói, nói ngọng. Trong một số trường hợp có thể hỗ trợ tập viết, sử dụng tay để thực hiện thủ ngữ (bé bị khuyết tật câm điếc hoặc biến chứng sau tai biến), dạy chữ nổi cho người khiếm thị,... nhằm phục hồi khả năng giao tiếp bị mất.     Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của đội ngũ Bác sĩ nói riêng và những người hoạt động trong ngành y tế nói chung, cùng với đội ngũ nhân sự nòng cốt đều tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam, THIÊN HÀ từng bước khẳng định vai trò và tiếng nói của mình trong lĩnh vực cung ứng trang thiết bị y tế đặc biệt là về Thiết bị vật lý trị liệu.     Nằm trong TOP những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất , là đối tác chiến lược của các bệnh viện lớn trên cả nước và các phòng khám PHCN lớn nhỏ trên nhiều tỉnh thành. Tiếp tục đáp lại sự yêu quý của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt lợi ích của khách hàng, bệnh nhân sử dụng lên trên hết. Không ngừng tìm kiếm và giới thiệu đến người dùng các sản phẩm của các hãng hãng nổi tiếng trên thế giới - thương hiệu toàn cầu với Chất lượng nhất, hiện đại nhất , giá tốt nhất , an toàn & hiệu quả nhất.      

Phục hồi chức năng là gì?

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LÀ GÌ ? PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Khiếm khuyết Khiếm khuyết là tình trạng bất thường, thiếu hụt hay mất về cấu trúc, tâm lý hoặc chức năng sinh lý của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do bệnh, thương tật hay tai nạn gây nên. Ví dụ: một trẻ sinh ra có tật bàn chân khoèo (bất thường bẩm sinh), một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường (bất thường mắc phải) làm giảm khả năng nhìn, một trẻ bẩm sinh bị thiếu hai tay (thiếu hụt bẩm sinh), một người bị tai nạn phải cắt cụt 1/3 giữa đùi phải (mất cấu trúc) làm giảm chức năng đi lại, trẻ bị câm điếc, trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ chậm phát triển trí tuệ do bệnh Down...         Hình 2.1. Dị tật bàn chân khoèo (trái), thiếu hụt tay (phải). 1.2. Giảm khả năng Giảm khả năng là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không thể thực hiện được một hoạt động nào đó (so với người bình thường) do khiếm khuyết gây nên. Ví dụ: người bị suy tim làm giảm khả năng hoạt động thể lực, người bị cụt một hoặc cả hai chân làm giảm khả năng di chuyển. Trẻ chậm phát triển tâm thần dẫn đến khó khăn về học. Trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, ăn uống, nói. Người bị đục thủy tinh thể dẫn đến giảm thị lực sẽ khó khăn trong việc đi lại, hoạt động. 1.3. Người khuyết tật Ngày 17/06/2010, Quốc hội ban hành Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12, theo đó: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Trong đó người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 1.4. Tàn tật 1.4.1. Khái niệm Tàn tật là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không tự thực hiện được vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng, mà phải phụ thuộc một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại do khiếm khuyết hoặc giảm khả năng gây nên. Đối chiếu với định nghĩa người khuyết tật của Luật Người khuyết tật Việt Nam thì người tàn tật là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng nhưng họ vẫn có thể tự mình tồn tại trong cộng đồng mà không phải lệ thuộc vào người khác thì người đó không phải là người tàn tật. Nếu một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng mà không thể tự mình tồn tại được trong cộng đồng như những người cùng giới, cùng tuổi, cùng hoàn cảnh, người đó phải lệ thuộc một phần hoặc lệ thuộc hoàn toàn vào người khác để tồn tại thì được coi là người tàn tật. 1.4.2. Phân loại khuyết tật - Phân loại theo tổn thương về cấu trúc: + Khuyết tật do rối loạn tâm thần, bao gồm cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Ví dụ: người bệnh tâm thần, trẻ em bị bại não. + Khuyết tật về thể chất bao gồm: . Khuyết tật do rối loạn vận động: liệt nửa người do đột qụy não, liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống, các tổn thương thần kinh ngoại biên gây liệt. . Khuyết tật do rối loạn cảm giác: người khó khăn về nhìn do tổn thương thị giác, người khó khăn về nghe và nói, người mất cảm giác do bị bệnh hủi. . Khuyết tật do tổn thương các cơ quan nội tạng: người bị suy tim mạn tính, người bị suy thận mạn tính, người bị xơ gan. + Đa khuyết tật: một người có hai khuyết tật trở lên là đa khuyết tật. Người bị đột quỵ não gây liệt nửa người kèm rối loạn ngôn ngữ. Người bị liệt hai chi dưới kèm suy thận mạn tính do biến chứng viêm thận - bể thận mạn tính. Trẻ chậm phát triển trí tuệ kèm rối loạn vận động do bị bại não, bị bệnh Down… - Phân loại theo tổn thương chức năng (cách phân loại này thường được áp dụng trong cộng đồng vì dễ được cộng chấp nhận): + Người có khó khăn về vận động: người cụt chi, người liệt nửa người, người liệt hai chi dưới, trẻ bại não… + Người có khó khăn về học: trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não. + Người có khó khăn về nhìn: người bị đục thủy tinh thể, người mù. + Người có khó khăn về nghe nói: người bị giảm thính lực hay điếc. + Người có hành vi xa lạ: người bị bệnh tâm thần. + Người bị động kinh: động kinh cơn lớn, động kinh cơn nhỏ. + Người bị mất cảm giác: người bị bệnh phong. 1.5. Quá trình khuyết tật Quá trình từ người khỏe mạnh, bị bệnh trở thành người bệnh, người bệnh trở thành người khiếm khuyết, người khiếm khuyết trở thành người giảm khả năng, người giảm khả năng trở thành người tàn tật được gọi là quá trình khuyết tật. 2. PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT 2.1. Phòng ngừa bước 1 Phòng ngừa khuyết tật bước 1 là phòng ngừa không để xảy ra khiếm khuyết. - Làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. - Làm tốt công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm cả tiêm chủng, sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. - Phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực. - Làm tốt công tác bảo hộ lao động, hạn chế tối đa các tai nạn và rủi ro nghề nghiệp. - Hạn chế tối đa tai nạn giao thông. - Phát hiện sớm các khuyết tật bẩm sinh ngay từ giai đoạn trước sinh, trong sinh và sau sinh để có biện pháp khắc phục và điều trị thích hợp, làm tốt công tác chăm sóc thai sản. 2.2. Phòng ngừa bước 2Sơ đồ 2.1. Các bước phòng ngừa khuyết tật. Phòng ngừa khuyết tật bước 2 là phòng ngừa không để khiếm khuyết dẫn đến giảm khả năng. - Phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp sớm khiếm khuyết, không để xảy ra giảm khả năng. - Tạo điều kiện cho người khiếm khuyết có công ăn việc làm, có thu nhập và hòa nhập xã hội. - Tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được học hành, vui chơi. - Phát triển hệ thống phục hồi chức năng đến tuyến cơ sở để có thể can thiệp sớm. 2.3. Phòng ngừa bước 3  Phòng ngừa khuyết tật bước 3 là phòng ngừa giảm khả năng không trở thành tàn tật. - Làm tốt công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật, cung cấp các dụng cụ thay thế trợ giúp cho người tàn tật. - Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết vấn đề việc làm có thu nhập kinh tế cho người tàn tật. - Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tạo điều kiện cho người tàn tật tái hòa nhập và hòa nhập cộng đồng. 3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG                3.1. Khái niệm Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y học, nghiên cứu và ứng dụng mọi biện pháp như y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, giáo dục học, xã hội học… nhằm làm cho người khuyết tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người khuyết tật có thể sống độc lập tối đa, hòa nhập hoặc tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội. Theo Thông tư số 46/2013 của Bộ Y tế: “Phục hồi chức năng là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật bằng phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, biện pháp giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng”. Dưới đây là nguyên văn định nghĩa phục hồi chức năng của Tổ chức Y tế Thế giới: Rehabilitation "A set of measures that assist individuals who experience, or are likely to experience [resulting from impairment, regardless of when it accurred (congenital, early or late)] to achieve and maintain oftimal funtioning in interation with there enviroments".                                                                   Who, world report on disability (2011) 3.2. Mục tiêu của phục hồi chức năng - Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát. - Giúp cho người khuyết tật thực hiện được tối đa các chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên. - Tạo cho người khuyết tật có cuộc sống tự lập tối đa. - Giúp người khuyết tật hòa nhập được với gia đình, xã hội và hoạt động nghề nghiệp có thu nhập. 3.3. Nội dung tiến hành phục hồi chức năng - Sử dụng các biện pháp y học như điều trị, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe để tạo thuận lợi cho phục hồi chức năng. Ví dụ: khớp gối bị cứng do bất động sau gãy xương phải phẫu thuật tái tạo khớp gối, vá dị tật hở hàm ếch và sứt môi, cắt cụt chi lần hai để giúp cho mang chi giả. - Sử dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng để làm bệnh nhân thực hiện được tối đa các chức năng bị giảm hoặc mất, bao gồm: + Khám và lượng giá chức năng để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và mức độ khuyết tật của bệnh nhân, từ đó lập kế hoạch cho công tác phục hồi chức năng. + Vật lý trị liệu để hỗ trợ cho phục hồi chức năng. + Vận động trị liệu giúp phục hồi khả năng vận động. + Hoạt động trị liệu, tái giáo dục nghề nghiệp. + Ngôn ngữ trị liệu được áp dụng với các bệnh nhân gặp khó khăn về nói. + Các biện pháp giáo dục đặc biệt: dạy cách dùng ký hiệu để giao tiếp đối với người bị câm điếc, dạy chữ nổi cho người khiếm thị... giúp họ thực hiện được các chức năng giao tiếp đã bị mất. + Sử dụng các dụng cụ trợ giúp, thay thế như máy trợ thính, chân tay giả, nẹp, nạng, xe lăn... - Làm thay đổi tích cực suy nghĩ, quan niệm của người khuyết tật và xã hội, tạo sự bình đẳng trong xã hội đối với người khuyết tật. - Cải thiện điều kiện sống: cải tạo nhà ở, trường học, phương tiện giao thông, công sở để người khuyết tật có thể hòa nhập, có cơ hội vui chơi, học hành, tham gia vào các hoạt động xã hội. - Tạo việc làm như dạy nghề, thành lập các xưởng sản xuất dành cho người khuyết tật... để giúp họ có thu nhập. 3.4. Các hình thức phục hồi chức năng 3.4.1. Phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các khoa phục hồi chức năng của bệnh viện Phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng là hình thức người khuyết tật đến các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện để được tiến hành phục hồi chức năng. - Ưu điểm: + Tập trung nhiều phương tiện và cán bộ chuyên khoa nên có thể đạt được kết quả cao nhất, nhất là các trường hợp khó phục hồi. + Có thể làm công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ. - Nhược điểm: + Người khuyết tật phải đi đến trung tâm để được phục hồi chức năng. Điều này là một khó khăn đối với bản thân người khuyết tật và gia đình họ, vì phần lớn gia đình người khuyết tật là những gia đình khó khăn cả về nhân lực và kinh tế. + Số lượng người khuyết tật được phục hồi chức năng ít, vì số trung tâm và khả năng tiếp nhận của các trung tâm có giới hạn, trong khi số người khuyết tật nhiều. Những khó khăn về kinh tế và nhân lực của người khuyết tật và gia đình họ cũng làm hạn chế số người khuyết tật đến các trung tâm để được phục hồi chức năng. - Phục hồi không sát với nhu cầu người khuyết tật tại địa phương họ. Mỗi địa phương nơi người khuyết tật sinh sống có những đặc điểm riêng về địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế. Vì vậy, phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc bệnh viện khó đáp ứng được hết mọi điều kiện để họ thích nghi được với điều kiện tại địa phương nơi họ sinh sống. - Giá thành cao: Người khuyết tật và gia đình họ phải chi trả tốn kém, đồng thời chi phí xây dựng và hoạt động của các trung tâm cũng cao, vì vậy không thể đáp ứng được với số lượng đông người khuyết tật. 3.4.2. Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện là hình thức thành lập các tổ công tác phục hồi chức năng, bao gồm các cán bộ làm công tác phục hồi đem phương tiện đến nơi có người khuyết tật sinh sống để tiến hành phục hồi chức năng. - Ưu điểm: + Số lượng người khuyết tật được phục hồi chức năng có thể tăng. + Phục hồi sát với nhu cầu của người khuyết tật tại gia đình và địa phương. - Nhược điểm: + Thiếu cán bộ phục hồi chức năng. + Chi phí lớn cho công tác phục hồi chức năng. 3.4.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hình thức mà người khuyết tật được phục hồi chức năng tại gia đình, địa phương, nơi họ sinh sống với sự giúp đỡ của người thân hoặc người tình nguyện trong cộng đồng và nhân viên y tế cơ sở, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng. - Ưu điểm: + Đây là cách xã hội hóa công tác phục hồi chức năng tốt nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế. Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể thu hút được những người thân trong gia đình, những người tình nguyện trong cộng đồng, các đoàn thể xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, thu hút được hệ thống chính quyền cơ sở tham gia vào công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại địa phương. Đây là hình thức tốt nhất để làm thay đổi quan niệm của cộng đồng đối với người khuyết tật, tạo thuận lợi nhất cho những người khuyết tật hòa nhập với gia đình và xã hội. + Tỷ lệ người khuyết tật được phục hồi cao nhất. Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể triển khai rộng rãi trên cả nước, nhờ đó số người khuyết tật có cơ hội được phục hồi chức năng nhiều nhất. + Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người khuyết tật, phù hợp với nơi họ sinh sống, giúp họ có cơ hội hòa nhập với xã hội. Người khuyết tật vẫn sống tại gia đình và địa phương, vì vậy các chương trình phục hồi chức năng được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế tại địa phương, giúp người khuyết tật dễ dàng hòa nhập. + Chi phí cho phục hồi chức năng ít tốn kém, dễ chấp nhận. Phục hồi chức năng tại cộng đồng tận dụng được các phương tiện tại chỗ như chế tạo các dụng cụ trợ giúp hoặc phương tiện tập luyện bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ làm giảm chi phí cho công tác phục hồi chức năng. Tận dụng được nhân lực tại địa phương giúp khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực. Hình 2.2. Thanh song song làm bằng tre cho người khuyết tật tập đi tại cộng đồng. + Có thể gắn chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vào công tác của hệ thống y tế hiện có. Ở mỗi quốc gia đều có hệ thống y tế từ trung ương tới cơ sở, công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng được gắn với hệ thống này. Vì vậy, giải quyết được vấn đề nhân lực, ngân quỹ và công tác quản lý. - Nhược điểm: Kết quả phục hồi chức năng cho những trường hợp khó thường thấp, các trường hợp này cần được chuyển về các trung tâm phục hồi chức năng có đủ phương tiện và cán bộ chuyên ngành. Nguồn: Hà Hoàng Kiệm (2016). Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho đại học. Học viện Quân y. NXB QĐND. 

Hotline: 0904 785 968