Khi nào cần phục hồi chức năng?

Đăng bởi CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ vào lúc 09/06/2021

Phục hồi chức năng: 

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

1. Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là một trong 3 thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành y khoa, bao gồm phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Đây là một chuyên ngành trong y học, có chức năng nghiên cứu và ứng dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp tình trạng bệnh lý thuyên giảm hoặc phục hồi lại chức năng một số cơ quan sau điều trị, chữa bệnh.

Thông thường, khi bị bệnh hoặc gặp chấn thương, nhiều người vẫn hay nghĩ đến các biện pháp điều trị nhanh khỏi bệnh và tránh gặp nguy hiểm. Thế nhưng họ lại ít nghĩ đến vấn đề duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, làm thế nào để hòa nhập lại với cuộc sống, sống có ích và có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội.

Chính vì thế, phục hồi chức năng sẽ là biện pháp nhằm cải thiện và hồi phục các cơ quan, bộ phận gặp vấn đề, trả lại khả năng hoạt động hiệu quả, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh gây liệt, tàn phế.

Có thể hiểu đơn giản, phục hồi chức năng là một mảng lớn, kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau từ y học cho đến xã hội học, tâm lý học, kinh tế, giáo dục, hướng nghiệp, giao tiếp,... để hồi phục các bộ phận bị tổn thương, nhằm giúp người bệnh luôn có sức khỏe tốt, sống vui vẻ và có ích cho xã hội.

2. Mục đích của phục hồi chức năng: 

Phục hồi chức năng cần thực hiện đi đôi với phòng bệnh và chữa bệnh, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp khác nhau để tác động như vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, cải thiện môi trường sống và sinh hoạt, chọn công việc phù hợp,... Trên thực tế, mục đích chính của biện pháp này là:

  • Hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh phục hồi lại chức năng của các cơ quan, bộ phận tổn thương trong và sau quá trình điều trị, phẫu thuật.
  • Giúp người bệnh thích nghi tốt với môi trường sống, sống tự lập không nhờ sự trợ giúp của người khác, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Ngăn ngừa và phòng chống tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, sống vui khỏe với gia đình và những người xung quanh.
  • Tác động tích cực vào suy nghĩ của người bệnh, giúp họ có cách nhìn nhận xã hội tốt hơn, tinh thần thoải mái và dễ chịu, hạn chế các dấu hiệu căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống.

3. Các bệnh cần phục hồi chức năng: 

Phục hồi chức năng là quá trình thường chỉ áp dụng cho những người có vấn đề về tâm lý, chấn thương thần kinh cột sống – cơ xương khớp, người khuyết tật,... cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa, sai khớp, trật khớp, đau nhức lưng, viêm cột sống chưa dính khớp, vẹo cột sống,... có thể sử dụng máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS để hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng.
  • Người bị đau khớp, viêm khớp, căng cơ, hội chứng ống cổ tay,... sau khi chơi thể thao, lao động nặng nhọc hoặc gặp chấn thương, có thể dùng phương pháp chiếu tia Laser để điều trị. Ngoài ra, một số cách giảm đau khác như chiếu hồng ngoại IR, điện xung, sóng xung kích,... cũng có thể áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
  • Người bị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp do tuổi cao hoặc gặp chấn thương,... cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau để điều trị và phục hồi chức năng cơ xương khớp.
  • Trẻ em bị các triệu chứng như chậm nói, nói ngọng, tự kỷ, chậm phát triển trí não, bàn chân bẹt,... có thể áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.
  • Bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp phục hồi chức năng sau các ca phẫu thuật chấn thương sọ não, thay dây chằng gối, thay khớp, thần kinh cột sống,...
  • Người có tâm lý rối loạn, bị stress do làm việc quá sức, trầm cảm, tự kỷ,... cũng có thể áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng để tinh thần thoải mái và thư giãn hơn.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đau nửa đầu về đêm,... hoặc một số chứng bệnh mãn tính khác trong cơ thể như đái tháo đường, tăng huyết áp,... có thể áp dụng quang trị liệu.

4. Các hình thức phục hồi chức năng: 

Trên thực tế, có 3 hình thức chủ yếu để phục hồi chức năng, đó là thực hiện tại phòng khám, tại nhà và trong cộng đồng. Tại mỗi nơi thường có các biện pháp tiến hành khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ kết hợp nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Vật lý trị liệu: Mục đích của biện pháp này là giúp các cơ quan, bộ phận tổn thương có thể phục hồi chức năng bằng cách áp dụng một số kỹ thuật có tác dụng giảm đau, chống sưng và kích thích khả năng tự phục hồi dựa vào quá trình sinh hóa của cơ thể.
  • Vận động trị liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình phòng bệnh – chữa bệnh – phục hồi chức năng. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thực hiện một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc dựa vào một số loại máy móc chuyên dụng để các cơ – xương – khớp phục hồi khả năng hoạt động, tránh bại liệt, tàn phế.
  • Tâm lý trị liệu: Đây là biện pháp giúp người bệnh loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực, lấy lại sự thư giãn, thoải mái, đầu óc tỉnh táo và làm việc có hiệu quả hơn. Việc này sẽ làm quá trình phục hồi chức năng có tỷ lệ thành công cao hơn.
  • Hoạt động trị liệu: Đây là phương pháp nhằm hỗ trợ và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe tốt, có thể tự chăm sóc bản thân, tìm được công việc thích hợp, tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao tốt cho sức khỏe, nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Biện pháp này có thể thực hiện tại nhà hoặc bên ngoài cộng đồng.
  • Ngôn ngữ trị liệu: Là biện pháp giúp người bệnh (trẻ em, người bị tai biến) nói rõ ràng, nói rành mạch nếu gặp tình trạng chậm nói, nói ngọng. Trong một số trường hợp có thể hỗ trợ tập viết, sử dụng tay để thực hiện thủ ngữ (bé bị khuyết tật câm điếc hoặc biến chứng sau tai biến), dạy chữ nổi cho người khiếm thị,... nhằm phục hồi khả năng giao tiếp bị mất.

    Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của đội ngũ Bác sĩ nói riêng và những người hoạt động trong ngành y tế nói chung, cùng với đội ngũ nhân sự nòng cốt đều tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam, THIÊN HÀ từng bước khẳng định vai trò và tiếng nói của mình trong lĩnh vực cung ứng trang thiết bị y tế đặc biệt là về Thiết bị vật lý trị liệu.

    Nằm trong TOP những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất , là đối tác chiến lược của các bệnh viện lớn trên cả nước và các phòng khám PHCN lớn nhỏ trên nhiều tỉnh thành. Tiếp tục đáp lại sự yêu quý của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt lợi ích của khách hàng, bệnh nhân sử dụng lên trên hết. Không ngừng tìm kiếm và giới thiệu đến người dùng các sản phẩm của các hãng hãng nổi tiếng trên thế giới - thương hiệu toàn cầu với Chất lượng nhất, hiện đại nhất , giá tốt nhất , an toàn & hiệu quả nhất.

 

 

 

Tags : vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Phải làm sao khi bị trật khớp cổ chân?

09/06/2021 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ 0

Cách chữa trật khớp cổ tay hiệu quả

09/06/2021 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ 0

Tất tần tật những điều bạn cần biết về trật khớp gối

09/06/2021 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ 0

5 động tác vật lý trị liệu khớp vai đơn giản mà hiệu quả không ngờ

09/06/2021 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ 0

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0904 785 968