Cho đến hiện nay, các câu hỏi về châm cứu như: châm cứu thời gian bao lâu, châm cứu có đau không,…. Vẫn thường nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là bệnh nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Để giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề, hãy dành ít phút đọc qua 3 câu hỏi phổ biến và đã được giải đáp sau
Châm cứu có đau hay không?
Đầu tiên, để trả lời cho câu hỏi: “châm cứu có đau không?”, bạn nên biết chúng phụ thuộc phần nào vào chính bệnh nhân. Hiện nay, đa phần các loại kim được sử dụng cho châm cứu đều có kích thước nhỏ, mỏng như sợi tóc. Chính vì thế, khi thực hiện quá trình châm cứu, loại kim này cộng với thao tác châm qua da một cách nhanh chóng của các thầy thuốc lành nghề sẽ giúp bệnh nhân gần như không cảm nhận được cơn đau.
Nếu có, cảm giác đau sẽ chỉ xuất hiện một cách nhanh chóng khi kim vừa đi qua da. Điều này là bởi da chính là xúc giác chứa nhiều dây thần kinh về cảm giác, có cả cảm giác đau. Chính vì thế khi kim châm vào huyệt, cảm giác đau này sẽ không còn nữa. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không thể bình tĩnh hoặc quá căng thẳng khi châm cứu sẽ khiến các cơ bị co thắt, từ đó cơn đau sẽ tăng lên nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Trường hợp nào nên châm cứu?
Châm cứu vào thời gian nào trong ngày thì tốt nhất?
Không có câu trả lời nhất định cho việc châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất bởi vận chưa có một quy định cụ thể nào nói về điều này. Tuy nhiên, để kỹ thuật châm cứu mang lại hiệu quả cao, bệnh nhân nên châm cứu vào lúc thời tiết ấm áp và ở nơi có nhiều ánh sáng. Điều này là bởi mức năng lượng vào thời điểm này đang ở đỉnh cao, con người có thể ở trạng thái cân bằng và dễ dàng cảm thấy tinh thần được nâng cao, cơ thể phục hồi hiệu quả. Đồng thời, thầy thuốc cũng có thể dựa vào thời gian rảnh hoặc lịch hẹn của bệnh nhân mà chọn huyệt châm cứu tương ứng để mang lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị.
Châm cứu trong bao lâu?
Cuối cùng, “ Châm cứu thời gian bao lâu?” cũng là một câu hỏi rất đáng để quan tâm. Thời gian châm cứu sẽ phụ thuốc vào bệnh lý của người bệnh mà không có một mức nhất định.
Đối với những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ, thời gian châm cứu diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên đối với bệnh nhân đã mắc bệnh nặng, thời gian châm cứu sẽ diễn ra lâu hơn nhiều.
Những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh gần đây và được điều trị từ sớm, quá trình châm cứu cũng diễn ra nhanh hơn hẳn so với những bệnh nhân đã mắc bệnh lâu năm hoặc có sự điều trị quá muộn.
Nhìn chung, tại các phòng khám, cơ sở điều trị bệnh chuyên khoa y học cổ truyền, thời gian trung bình của một lần châm cứu thường khoảng 20 phút và mỗi đợt liệu trình sẽ gồm từ 10- 15 lần châm.
>>> Xem thêm: Điều quan trọng trước khi thực hiện châm cứu
Những lưu ý khi châm cứu để có được kết quả tốt nhất
Bên cạnh việc giải đáp các câu hỏi thường gặp, bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề trước khi châm cứu như:
- Nên thư giãn, thả lỏng cơ thể và giữ tâm lý ổn định, tin tưởng bác sĩ ngay từ khi bắt đầu điều trị.
- Nên chọn tư thế phù hợp, đem lại cảm giác thoải mái cho bản thân trong suốt quá trình diễn ra châm cứu.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và không để bụng quá đói hay quá no trước khi tiến hành biện pháp.
- Không ngồi dậy ngay sau khi châm cứu mà nên nghỉ khoảng 15- 30 phút để theo dõi sự phản ứng của cơ thể.
Việc sử dụng các thiết bị y tế để hỗ trợ quá trình điều trị cũng được xem là cách mang lại hiệu quả cao cho cả quá trình. Tại Thiết bị y tế Thiên Hà, quý khách hoàn toàn có thể tìm được những sản phẩm chất lượng, chính hãng và phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh.
>>> Xem thêm: 5 loại hình châm cứu được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay
Khi quý bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế hoặc các cá nhân có nhu cầu chọn mua thiết bị hỗ trợ châm cứu tại nhà hoặc các loại thiết bị y tế, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức sau:
- Văn phòng giao dịch: P.918 Tòa nhà VP3, Bán đảo Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0904.785.968
- Email: thienha@thienhamedical.com.vn
- Website: www.thienhamedical.com.vn
Xem thêm các thiết bị y tế chính hãng được cung cấp bởi Thiên Hà tại đây!