Hiện nay, châm cứu vẫn là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng để điều trị một số bệnh. Bên cạnh câu hỏi: “châm cứu có tác dụng gì?”, rất nhiều người cũng dành sự quan tâm đến những vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện châm cứu. Dưới đây là những thông tin giúp bạn làm rõ điều này
Châm cứu có tật sự đau sự đau như nhiều người nghĩ?
Châm cứu là một biện pháp được sử dụng để kích thích hệ thần kinh trung ương. Quá trình điều trị này sẽ giúp giải phóng những chất hóa học vào các cơ, tủy sống và não bộ để tạo ra các tác dụng tích cực trong điều trị bệnh.
Nhiều người thường nghĩ rằng châm cứu gây đau và thấy sợ khi nghe nhắc đến phương pháp này. Tuy nhiên, một số loại kim châm cứu lại chỉ mỏng như sợi tóc lại kết hợp với thao tác nhanh và sự lành nghề của thầy thuốc nên thường bệnh nhân sẽ không cảm thấy gì. Nếu có thì cảm giác chỉ xảy ra vào lúc kim đi qua da và gây nhói nhẹ.
Để việc châm cứu diễn ra nhẹ nhàng, bệnh nhân nên bình tĩnh và không nên quá lo lắng trước khi tiến hành. Điều này là bởi khi lo lắng, căng thẳng sẽ khiến các cơ bị co thắt, gây cảm giác đau và dễ xảy ra tai biến.
>>> Xem thêm: Đeo đai chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Những tai biến có thể gặp khi châm cứu là gì?
Châm cứu mặc dù đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên chúng vẫn có một số tai biến có thể gặp phải. Những tai biến này thường hiếm khi xảy ra và không quá nghiêm trọng đối với bệnh nhân, bao gồm:
- Đau sau châm cứu: Thường là những cơn đau nhức xuất hiện khi kim châm được rút ra và kéo dài trong khoảng 24 giờ.
- Vựng châm: Là tình trạng khó chịu, hoa mắt, buồn nôn, toát mồ hôi, lạnh tay chân và có thể bị ngất. Tai biến này xảy ra bởi sự suy nhược, sợ hãi, hoặc đôi khi là sự yếu tim, kích động của bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên để bệnh nhân nghỉ từ 10- 15 phút, không quá đói hoặc quá no và nên giải thích rõ ràng trước khi thực hiện phương pháp.
- Chảy máu hoặc xuất hiện bầm tím: Khi có máu chảy ra trong quá trình châm cứu, thầy thuốc sẽ áp dụng các biện pháp cầm máu ngay. Đối với các vết bầm tím tại khu vực kim châm, chúng sẽ hết sau khi chườm ấm nên không cần lo lắng.
- Tình trạng nóng rát hoặc phỏng khi châm cứu: Bởi vì có sức nóng của ngải cứu, chính vì thế nếu không có sự cẩn thận trong điều trị sẽ rất dễ khiến bạn mắc phải tình trạng này. Chính vì thế, bạn nên chọn các thầy thuốc có tính cẩn thận cao, lành nghề khi thực hiện phương pháp. Đồng thời, bệnh nhân cần nằm im và hạn chế các cử động trong suốt quá trình điều trị bằng ngải cứu. Khi chẳng may bị nóng rát hoặc phỏng, hãy sơ cứu và làm mát vết bỏng ngay.
>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Cách nhận biết triệu chứng và điều trị hiệu quả
Phụ nữ mang thai có nên châm cứu?
Đây là câu hỏi rất thường gặp và mọi người đều cần biết. Những người thuộc đối tượng đặc biệt như: phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai thì nếu chưa thật sự cần thiết, đừng sử dụng phương pháp châm cứu. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, hãy liên hệ ngay với thầy thuốc để họ có phương pháp điều trị khác tránh gây tác dụng phụ nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe.
>> Xem ngay: Thông tin trong bệnh án thoát vị đĩa đệm đầy đủ
Thay vì châm cứu, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị khác với sự hỗ trợ của các thiết bị vật lý trị liệu. Tại Hà Nội, Thiết bị y tế Thiên Hà là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại thiết bị, vật tư y tế chính hãng, chất lượng cao được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Không chỉ đảm bảo về chất lượng sản phẩm với nhiều giấy tờ đi kèm, đơn vị còn cung cấp mức giá thành phải chăng và chính sách bảo hành phù hợp. Điều này càng giúp khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.
Chính vì thế, khi quý bệnh viện, cơ sở y tế và các cá nhân có nhu cầu chọn mua các loại thiết bị y tế, hãy liên hệ chúng tôi thông qua các phương thức sau:
- Văn phòng giao dịch: P.918 Tòa nhà VP3, Bán đảo Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0904.785.968
- Email: thienha@thienhamedical.com.vn
- Website: www.thienhamedical.com.vn
Xem thêm các thiết bị y tế chính hãng được cung cấp bởi Thiên Hà tại đây!