5 phương pháp điều trị trật khớp vai được ứng dụng phổ biến trong y học hiện đại

Đăng bởi CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ vào lúc 13/01/2022

Trật khớp vai là một trong những chấn thương thường gặp ở đại đa số mọi người. Chúng thường gây ra tình trạng đau đớn và làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời rất có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Dưới đây là 5 phương pháp điều trị trật khớp vai mà bạn có thể tham khảo qua. 

Những vấn đề chung của trật khớp vai

Trật khớp vai hay còn được gọi bằng một cái tên khác là sai khớp vai. Đây là tình trạng mà chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo của xương bả vai, từ đó gây biến dạng khớp. Việc mắc phải tình trạng này khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó có thể vận động các khớp một cách bình thường. Không chỉ vậy, nếu tình trạng này xảy ra quá nhiều lần còn có thể tạo nên những tổn thương ở vùng dây chằng, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

trat khop vai 1

Trật khớp vai

Trật khớp vai thường bao gồm trật một phần hoặc trật hoàn toàn. Hiện nay, trật khớp vai được chia làm 3 loại chính bao gồm: trật vai ra trước, trật vai xuống dưới ổ chảo và trật vai ra sau. 

  • Trật vai ra trước là tình trạng chiếm đến 95% tổng các trường hợp mà mọi người có thể mắc phải. Ở trường hợp này, phần chỏm xương của vai bị lật ra phía trước ổ chảo xương vai, đồng thời chúng cũng có thể hướng xuống dưới hoặc vào trong. Chúng thường gồm các chỏm ngoài mỏm quạ, chỏm dưới mỏm quạ, chỏm trong mỏm quạ và cả chỏm dưới xương đòn. 
  • Trật vai xuống dưới ổ chảo là tình trạng phần cánh tay bị quật ngược lên phía trên. Đây được xem là một trường hợp hiếm gặp nhất của trật khớp vai. 
  • Trật vai ra sau cũng là tình trạng rất hiếm gặp và thường chỉ chiếm khoảng 5% so với các trường hợp khác. Trường hợp này thường gây nên bởi bệnh nhân khi ngã đã chống tay trong tư thế khép vai. Đồng thời cũng không ngoại trừ trường hợp bệnh nhân bị động kinh, điện giật. 
  • Biểu hiện lâm sàng của trật khớp vai

Bạn có thể phát hiện mình bị trật khớp vai dựa vào các biểu hiện lâm sàng như sau: 

  • Không thể cử động được phần khớp vai bởi tình trạng đau từ nhẹ cho đến dữ dội. Khi bạn càng cố gắng cử động cơn đau sẽ càng nhiều hơn. 
  • Có sự biến dạng ở khu vực quanh vùng vai và cánh tay cũng có cảm giác sưng lên, bầm tím hoặc tê bì ở phần cổ bàn tay. 
  • Phần vai bên trật thường có cảm giác bị ngắn đi, bờ vai vuông giống như bị gù vai
  • Có thể sờ thấy phần ổ chảo lõm vào, đồng thời sờ được chỏm của xương lồi tròn tại vùng đáy rãnh delta- ngực ở hõm nách. 
  • Phần cánh tay khi dạng chừng 20 độ và khuỷu tay rời xa thân khi ấn vào thả ra sẽ bật lại về vị trí cũ. 

>>> Xem thêm: 5 loại hình châm cứu được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay

Nguyên nhân khiến bị trật khớp vai

trat khop vai 2

Tình trạng trật khớp vai được cho là bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ta có thể chia chúng thành những nhóm cụ thể như: 

  • Nguyên nhân là tai nạn lao động: người bệnh thường phải làm các công việc nặng nhọc và đòi hỏi phải nâng, vác hoặc bê bằng cổ vai gáy. 
  • Nguyên nhân là tai nạn giao thông: chịu các chấn thương sau khi gặp phải tai nạn.
  • Nguyên nhân là bởi khi tập luyện hoặc chơi thể thao: thường khi chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao hoặc những môn thể thao có tính chất mạo hiểm sẽ rất dễ mắc phải các chấn thương ở vai hoặc gối. 
  • Nguyên nhân là các tai nạn trong sinh hoạt như: ngã chống tay xuống sàn, va đập ở cầu thang hoặc ngã cầu thang, ngã do sàn trơn,…

Biến chứng có thể xảy ra khi trật khớp vai

Mặc dù trật khớp vai không phải là chấn thương quá phức tạp, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, trong đó có thể kể đến như: 

  • Tình trạng tổn thương các mạch máu hoặc những dây thần kinh ở vùng vai. 
  • Có sự tổn thương ở phần chóp xoay vai và có thể gãy xương kèm theo. 
  • Vai dần mất đi khả năng vận động một cách linh hoạt. 
  • Mất đi sự ổn định ở khớp này, rất dễ tái diễn tình trạng trật. 

Phương pháp điều trị trật khớp vai trong y học

trat khop vai 3

Hiện nay có một số phương pháp điều trị trật khớp vai trong y học được ứng dụng rộng rãi bao gồm: 

Nắn chỉnh phần khớp vai

Đây được xem là phương pháp được sử dụng nhiều nhất với những đối tượng vừa bị trật khớp vai và tình trạng trật chỉ ở mức nhẹ. Để thực hiện nắn chỉnh, bác sĩ sẽ thực hiện bằng một vai thao tác cụ thể nhằm đưa xương vai về lại vị trí ban đầu của mình. Sau đó, người bệnh sẽ dùng thuốc giãn cơ hoặc các loại thuốc an thần phù hợp. Đặc biệt bệnh nhân không cần gây mê trong suốt quá trình nắn khớp. 

Phẫu thuật khớp vai

Đây chính là phương pháp được sử dụng đối với những bệnh nhân có tình trạng khớp vai hoặc dây chằng suy yếu. Điều này thường xuất hiện ở những bệnh nhân lặp lại tình trạng trật khớp ở vai quá nhiều lần dù đã trải qua chữa trị và phục hồi. Bên cạnh đó, khi dây thần kinh hay mạch máu chịu sự tổn thương, bệnh nhân cũng sẽ phải chịu phẫu thuật. 

>>> Xem thêm: Đau khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cố định khớp vai

Để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân cần sử dụng các đai đeo cố định hoặc những loại áo nẹp ngực vai tay để giữ cho phần khớp vai được ổn định. Thời gian của phương pháp này thường kéo dài khoảng vài tuần và thời gian đeo đai cũng sẽ tùy vào mức độ trật khớp nặng hay nhẹ của bệnh nhân mà điều chỉnh cho phù hợp. 

Sử dụng thuốc

Đây là phương pháp điều trị trật khớp vai được áp dụng sau khi đã trải qua sự thăm khám của bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn hoặc chỉ định một số loại thuốc giảm đau hoặc giãn cơ cần thiết nhằm giúp người bệnh bớt đau, thoải mái và mang lại hiệu quả cao hơn cho quá trình điều trị. 

Phục hồi chức năng khớp vai

Phương pháp này chính là cách sử dụng các bài tập vật lý trị liệu để giúp người bệnh có thể phục hồi hiệu quả sự vận động của khớp vai, đồng thời mang đến tác dụng về cả sức mạnh lẫn sự ổn định cho vùng này. Để mang lại kết quả cao nhất cho quá trình, người bệnh cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện đúng các động tác một cách kiên trì. 

Phòng tránh bị trật khớp vai hiệu quả

Theo các thống kê, sau khi đã trật khớp vai lần đầu tiên, người ta thường rất dễ tái diễn tình trạng này. Khi khớp vai bị trật nhiều lần sẽ khiến rách rộng những cấu trúc sụn viền cùng dây chằng bao khớp. Trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng gãy mảnh xương, khuyết xương, viêm phần chóp xoay vai và rách gân cơ của chóp xoay. Chính vì thế, bạn nên lưu ý một số khuyến cáo của bác sĩ sau đây để phòng tránh trường hợp này: 

  • Nên tuân thủ thời gian bất động của khớp vai và kết hợp các biện pháp tập phục hồi theo phác đồ điều trị. 
  • Chăm chỉ luyện tập nâng cao sức mạnh cùng sự dẻo dai của vai một cách thường xuyên, đồng thời khởi động kỹ trước khi tập và tránh các vận động quá mức. 
  • Khi cảm thấy dấu hiệu của tình trạng này tái phát, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để gặp các bác sĩ chuyên môn, giàu kinh nghiệm để nhận được sự chẩn đoán và hướng dẫn phác đồ điều trị bệnh cụ thể. 

>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Cách nhận biết triệu chứng và điều trị hiệu quả

Để quá trình điều trị trật khớp vai diễn ra thuận lợi và đem lại hiệu quả cao, một số cơ sở y tế đã áp dụng các thiết bị vật lý trị liệu để hỗ trợ. Không thể phủ nhận tác dụng mà việc áp dụng máy móc mang lại cho quá trình này bởi chúng được rất nhiều trường hợp chứng minh. Tại Hà Nội, một trong những đơn vị đầu ngành luôn được nhiều khách hàng tin tưởng mỗi khi cần chọn mua các thiết bị, vật tư y tế đó chính là Thiết bị y tế Thiên Hà. 

trat khop vai 4

Đến với đơn vị, quý khách không chỉ có thêm nhiều sự lựa chọn về sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu mà còn có thể an tâm về chất lượng. Các sản phẩm được đơn vị cung cấp ra thị trường đều được nhập khẩu chính hãng với đầy đủ giấy tờ và các chế độ bảo hành, đổi trả đi kèm. Đồng thời, mức giá thành sản phẩm so với thị trường cũng rất cạnh tranh giúp khách hàng có thể tiết kiệm một khoản chi phí khi điều trị. 

Chính vì thế, khi quý bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế và các cá nhân có nhu cầu chọn mua thiết bị hỗ trợ cải thiện tình trạng trật khớp vai hoặc các loại thiết bị y tế, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức sau:

  • Văn phòng giao dịch: P.918 Tòa nhà VP3, Bán đảo Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 0904.785.968
  • Email: thienha@thienhamedical.com.vn
  • Website: www.thienhamedical.com.vn

Xem thêm các thiết bị y tế chính hãng được cung cấp bởi Thiên Hà tại đây!

Tags : vật lý trị liệu vật lý trị liệu bằng điện xung vật lý trị liệu phục hồi chức năng
GIẤY UỶ QUYỀN HÃNG MR HÀN QUỐC CHO CÔNG TY TNHH TM THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ

13/01/2022 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ 0

Phải làm sao khi bị trật khớp cổ chân?

13/01/2022 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ 0

Cách chữa trật khớp cổ tay hiệu quả

13/01/2022 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ 0

Tất tần tật những điều bạn cần biết về trật khớp gối

13/01/2022 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN HÀ 0

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0904 785 968